Hắt hơi sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở con người. Vậy nếu một ngày đột nhiên mèo cưng của bạn bị sổ mũi thì sao? Liệu đây có phải là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm nào đó hay không? Hãy cùng Tin động vật tìm hiểu ngay vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay để chăm sóc tốt hơn cho các “hoàng thượng” nhé!
I – Nguyên nhân mèo bị sổ mũi
Không giống như con người chúng ta có thể dùng ngôn ngữ để trao đổi thông tin, bày tỏ sự khó chịu của cơ thể. Thế nhưng loài mèo lại không thể chia sẻ cùng bạn rằng chúng đang cảm thấy thế nào.
Do đó, việc chẩn đoán nguyên nhân khiến mèo bị sổ mũi thậm chí còn khó khăn ngay với cả các bác sĩ thú y. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các chuyên gia, mèo có thể bị sổ mũi vì những nguyên nhân sau đây:
♦ Nhiễm trùng đường hô hấp do virus
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến một chú mèo bị sổ mũi là do nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi 1 số loại virus như herpes, calicivirus,….
Những loại virus này thường rất phổ biến trong môi trường sống & có thể dễ dàng khử sạch trước khi lây nhiễm vào cơ thể mèo. Tuy nhiên với những sự thay đổi thời tiết, đặc biệt khi không khí trở nên ẩm ướt thì virus sẽ phát triển mạnh hơn, từ đó dễ lây nhiễm cho mèo hơn.
Khi mèo bị nhiễm trùng do virus herpes gây ra sẽ có một số biểu hiện như chảy nước mũi (màu vàng, xanh), nghẹt mũi (nước mũi đặc, vàng), hắt hơi, chảy nước mắt, chảy dịch ở mắt, chớp mắt liên tục, viêm giác mạc,….
♦ Vướng dị vật trong mũi
Những chú mèo tinh nghịch luôn vận động và chơi đùa không ngừng. Trong quá trình đó, chúng có thể sẽ vô tình hít phải các dị vật như cỏ gà, lông từ các loại thảm, chăn,…dẫn đến kích ứng đường mũi.
Khi gặp phải các dị vật, phản ứng tự nhiên của cơ thể sẽ là chảy dịch và hắt hơi để tống khứ dị vật ra ngoài. Do đó nếu quan sát thấy màu nước mũi trong suốt, không màu và lỏng thì không phải do nhiễm khuẩn hay virus.
♦ Chấn thương trong mũi
Trong quá trình sinh hoạt, nô đùa hàng ngày rất dễ khiến mèo bị chấn thương. Khi mũi mèo gặp tổn thương & gây các vết thương bên trong thì dễ khiến mèo bị chảy nước mũi màu đỏ. Ngoài ra nếu không may bị nhiễm khuẩn thì nước mũi cũng có thể chuyển sang màu xanh hoặc vàng
♦ Bệnh răng miệng
Nghe có vẻ không liên quan, nhưng các nghiên cứu đã chứng minh, các bệnh lý răng miệng có thể gây chảy nước mũi và hắt hơi ở mèo.
Giống như con người, chân răng hàm trên của mèo nằm rất gần với mũi. Do đó, khi răng bị nhiễm trùng và viêm, lớp vách ngăn lỗ mũi và răng có thể bị phá hỏng, khiến nhiễm trùng lây lên cả khoang mũi. Vì vậy bạn có thể thấy mèo sổ mũi ra máu.
♦ Mèo bị nấm mũi
Bệnh nấm mũi ở mèo do vi khuẩn Cryptococcus gây ra cũng có thể khiến mèo bị sổ mũi. Biểu hiện khi một con mèo bị nấm mũi thường là chảy nước mũi đặc màu đỏ hoặc hồng, sưng mặt và sưng mũi,..
II – Mèo bị hắt hơi sổ mũi có nguy hiểm không?
Mèo bị hắt hơi sổ mũi có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì.
Nếu nguyên nhân mèo bị sổ mũi là do những chất kích thích trong môi trường như bụi, nấm mốc hoặc phấn hoa thì thường không nghiêm trọng.
Bạn chỉ cần quan sát tần suất & lượng nước mũi mèo chảy ra. Nếu trong ngày chỉ thấy mèo hắt hơi sổ mũi vài lần thì không quá đáng ngại.
Tuy nhiên, nếu mèo hắt hơi liên tục và kéo dài thì có thể tiềm ẩn nguy cơ hình thành các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe.
Các bệnh phổ biến nhất là nhiễm trùng do vi-rút, viêm nhiễm và nhiễm trùng do vi khuẩn khiến cấu trúc bên trong mũi bị tổn thương.
III – Mèo bị sổ mũi phải làm sao?
Khi 1 chú mèo bị sổ mũi bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh thực hiện theo các bước dưới đây
Bước 1: Quan sát & nhận biết nguyên nhân
Khi phát hiện thấy mèo bị sổ mũi thì trước hết bạn cần theo dõi kỹ những biểu hiện của mèo, từ đó mới có những phương án điều trị phù hợp. Bạn cần quan sát 1 số biểu hiện sau
- Xem mèo bị chảy nước mũi ở 1 bên hay cả 2 bên mũi. Nếu 1 bên thì rất có khả năng mèo bị vướng dị vật.
- Quan sát nước mũi có màu gì (trong suốt, xanh, vàng hay đỏ) – Nếu mèo chảy nước mũi màu đỏ có tỷ lệ cao bị nhiễm trùng, nhiễm nấm hoặc các căn bệnh nguy hiểm.
- Mặt và mũi của mèo có bị sưng không
- Mèo có bị tiết dịch ở mắt không
Nếu chỉ đơn giản thấy mèo bị sổ mũi nước màu trong suốt & tần suất không nhiều thì bạn nên theo dõi thêm 1 – 2 ngày. Nếu triệu chứng không đỡ đi thì mới chuyển ngay sang bác sĩ thú y.
Bước 2: Rửa mũi cho mèo
Dùng một miếng vải sạch & dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để lau rửa mũi cho mèo. Hoặc nếu nghi ngờ mèo bị nhiễm nấm, nhiễm virus thì có thể sử dụng một vài loại thuốc nhỏ mũi chuyên dụng cho mèo.
Ngoài ra khi vệ sinh thì kiểm tra xem có dị vật gì kẹt ở lỗ mũi không, nếu có thì nên mang mèo tới gặp bác sĩ thú y để loại bỏ dị vật.
Hoặc bạn cũng có thể áp dụng mẹo nhỏ sau: Dùng một chậu nước nóng đặt trước mũi mèo, sau đó dùng chăn phủ kín lên. Cách làm này tương tự như xông lá chữa bệnh ở người. Sức nóng từ hơi nước sẽ làm lỗ mũi mở rộng hơn, dị vật có thể theo đó mà thoát ra ngoài.
Bước 3: Đưa mèo đi khám bác sĩ
Nếu thấy mèo bị sổ mũi lâu ngày, không có dấu hiệu suy giảm thì tốt nhất hãy đưa mèo tới các phòng khám thú y.
Dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm cùng các trang thiết bị chuyên dụng, bác sĩ sẽ dễ dàng chuẩn đoán chính xác nguyên nhân làm mèo bị chảy nước mũi. Từ đó sẽ có giải pháp điều trị phù hợp.
V – Cách phòng tránh mèo bị chảy nước mũi
Cách phòng tránh mèo bị chảy nước mũi tốt nhất chính là ngăn chặn các nguy cơ, yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là một số cách phòng bệnh cho mèo các sen nên tham khảo:
- Đảm bảo tiêm đầy đủ các loại vaccine cho mèo
- Chú ý khi sử dụng các loại tinh dầu thơm, các chất lọc không khí, bột giặt,…những thứ có thể xâm nhập vào mũi mèo và gây kích ứng
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho mèo, tránh được các mầm bệnh nguy hiểm
- Thường xuyên đưa mèo đi khám để phát hiện các bệnh nếu có.
Mong rằng những chia sẻ về vấn đề mèo bị sổ mũi trên đây, Tindongvat đã giúp các sen có được những cách chuẩn đoán, phương án điều trị và lưu ý phòng tránh tốt nhất.