Mèo rừng là giống mèo hoang dã sinh sống trong môi trường tự nhiên và có thể bắt gặp ở nhiều nơi trên thế giới như Châu Á, Châu Phi hay ngay tại Việt Nam. Vậy trên thế giới đang có bao nhiêu loại mèo rừng? Chúng có thuần dưỡng và đem về nuôi được không? Nếu nuôi thì sẽ cho chúng ăn gì? Tìm hiểu cùng Ngân tại bài viết này nhé.

1/ Mèo rừng là mèo gì? Có bao nhiêu loại?

Nếu để hiểu một cách đơn giản về mèo rừng là mèo gì thì như Ngân đã giải thích phía trên đoạn giới thiệu bài rồi, còn dưới đây Ngân sẽ mô tả chi tiết hơn một xíu về giống mèo này nhé.

Trong thế giới động vật, người ta chia nhóm những con vật như hổ, sư tử, báo, beo, mèo,… vào cùng một nhóm và đặt tên là Felidae. Trong nhóm này người ta lại phân chia tiếp những con thú có khung xương nhỏ, kích thước nhỏ, chỉ kêu meo meo và không gầm rú vào nhóm gọi là Felinae.

Và tiếp tục từ phân nhóm này người ta lại tách ra một chi gọi là chi Felis bao gồm những con mèo nhà và mèo rừng, chung quy là những con có kích thước nhỏ nhắn và xinh xắn. Bạn lưu ý rằng đây là tính những chú mèo có nguồn gốc tự nhiên nhé, không tính những con là sản phẩm lai tạo như mèo Ashera, Savannah,…. vẫn thường được gọi là mèo nhà đó.

sơ đồ phân loài mèo rừng

Vì mèo rừng có rất nhiều giống loài khác nhau không thể kể hết từng con và nhiều đứa trong số đó cũng không rõ là nó còn tồn tại hay không nên người ta chỉ phân loại chúng dựa trên khu vực địa lý, một số đặc điểm về lông và da.

Tới thời điểm hiện tại

  • Mèo rừng Châu Á
  • Mèo rừng Châu Phi
  • Mèo rừng Nam Phi
  • Mèo rừng Châu Âu (F. silvestris)
  • Mèo rừng da trắng (F. s. Caucasica)

Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng Ngân tìm hiểu về ba phân loài mèo rừng Châu Á, châu Phi và châu Âu nhé. Bài viết được Ngân tìm hiểu từ rất nhiều nguồn thông tin trên thế giới nên nếu chưa thực sự chính xác, bạn hãy comment phía dưới bổ sung dùm Ngân nha ^^!

2/ Tìm hiểu về mèo rừng Châu Á

Mèo rừng Châu Á (mèo ri) có đặc điểm nhận dạng là một bộ lông đơn sắc màu nâu cát, đỏ hoặc xám và không có các vằn đốm (vằn như bọn Bengal hay Savannah ý). Chúng sẽ có một ít sọc vằn ở các chân, phần lông ở bụng màu trắng.

Mặc dù mèo rừng Châu Á có mức độ phân bổ khá rộng, bao gồm Ai Cập, Georgia, Armenia, Azerbaijan và Nga, Trung Á, phía Đông Nam Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, tuy nhiên bạn cần để ý rằng một số bức ảnh mà người ta bắt được mèo rừng trên mạng tại Việt Nam ý (mấy con có vằn đốm đó) thực chất không phải là giống Châu Á đâu, tên gọi khoa học của nó là mèo báo đốm (leopard cat – Prionailurus bengalensis)

bản đồ phân bổ mèo rừng châu á

Môi trường sống ưa thích của giống mèo rừng Châu Á là những khu vực rừng cây rậm rạp, có nhiều nước, khu vực ven sông hoặc đồng cỏ gần khu vực sinh sống của con người. Còn nữa những nơi có cỏ hay cây lau sậy mọc cao cũng là nơi ưa thích của nó bởi đó sẽ là điều kiện giúp chúng ẩn mình dễ dàng thuận tiện cho việc trốn tránh hoặc săn bắt con mồi.

Mèo rừng Châu Á là giống mèo khá “chăm chỉ” khi chúng liên tục hoạt động, săn mồi trong suốt cả ngày và đặc biệt vào ban đêm. Chúng sẽ chỉ dành ra cho mình thời điểm nghỉ ngơi vào lúc buổi trưa nắng nóng và khá thông minh khi tranh thủ tắm nắng vào những lúc như vậy trong tiết trời mùa đông.

Con mồi ưa thích của chúng là những loài động vật nhỏ như chuột, chim, thỏ, cá,… và đôi khi là những loài thú to hơn nhưng chưa trưởng thành như linh dương con. Chúng sẽ dựa vào đôi tai cực thính của mình kết hợp với địa hình, khoảng cách, tốc độ gió,… mà sẽ tung những cú bật hay vồ để đảm bảo “one hit” được con mồi, kể cả là cá đang bơi dưới nước.

Và tất nhiên mèo rừng Châu Á cũng chỉ là một con mèo nhỏ nên kẻ thù của nó sẽ là những loài thú nguy hiểm khác như sư tử, báo, hổ, gấu, rắn,…. Khi rơi vào thế nguy hiểm, tiếng kêu của chúng sẽ gần giống với một tiếng gầm nhỏ (điều này thường không thấy ở chi Felis).

bán mèo rừng hà nội

Hiện nay, mèo rừng Châu Á đã được liệt kê vào danh sách đỏ do số lượng cá thể còn rất thấp, đặc biệt là ở Việt nam, Campuchia, Lào,…. Điều này được cho là bởi sự phá hủy môi trường sống, các nguồn nước bị ô nhiễm và đặc biệt là tình trạng săn bắn để lấy da tràn lan của con người.

Vì vậy, bạn cần nhớ rằng do chúng đã được liệt vào danh sách đỏ thì khi bắt được bạn không được săn bắn hoặc trong trường hợp chúng bị thương thì phải giao cho bộ phận kiểm lâm khu vực. Và tốt nhất bạn không nên đem về nhà nuôi bởi dễ vi phạm pháp luật cũng như nó cũng là loài mèo hoang khó thuần dưỡng. Bạn sẽ không muốn cứ xổng xích ra là bị mất mấy con gà đâu, bởi loài mèo này cũng thích ăn gà lắm đó.

Còn dưới đây là một vài thông tin cơ bản về chú mèo rừng Châu Á này nha, bạn có thể tham khảo thêm:

  • Cân nặng: 5-9 kg
  • Chiều dài cơ thể: 58-76 cm
  • Chiều dài đuôi: 21-27 cm
  • Vòng đời: 9-10 years

Xem thêm: Mèo tai cụp dễ thương

3/ Tìm hiểu về Mèo rừng Châu Phi

Mèo rừng Châu Phi có đặc điểm ngoại hình tương đối giống với mèo nhà và đôi khi rất khó phân biệt hai đứa này. Những chú mèo hoang Châu Phi này có bộ lông trơn màu xám cát nhạt, vàng nhạt hoặc đôi lúc là đỏ nhạt. Điểm trên đó là một số sọc vằn hoặc các dấu hiệu tabby (dấu hiệu mèo mướp đó) khá mờ nhạt xung quanh 4 chân, vai gáy và hai bên má. Điểm khác biệt giữa giống mèo rừng Châu Phi này với mèo nhà, mèo rừng Châu Á và mèo rừng Châu Âu như sau

  • So với mèo rừng châu Á thì thân người của giống mèo này ngắn hơn, mập hơn
  • So với mèo nhà thì bốn chân của chúng dài hơn tương đối nên cảm giác chúng sẽ cao hơn khi ngồi và dáng đi cũng sẽ có sự khác biệt
  • So với mèo rừng Châu Âu thì lông của chúng ngắn hơn, thân hình nhỏ hơn, các sọc vằn mờ nhạt hơn.

bán mèo rừng hcm

Khác với giống chau Á thì mèo rừng châu Phi chủ yếu hoạt động mạnh nhất khi màn đêm buông xuống hoặc trong những ngày có tiết trời âm u, mây đen che phủ. Con mồi ưa thích của chúng cũng là các loài động vật cỡ nhỏ như chuột, chim, cá,….

Giống mèo này phân bổ chủ yếu ở Châu Phi, Tây – Trung Á,  Rajasthan ở Ấn Độ và Tân Cương ở Trung Quốc. Chúng thường sinh sống ở các khu vực gần con người nên rất có thể đây là lý do khiến cơ thể của chúng trông gần giống mèo nhà đến như vậy.

bản đồ phân bổ mèo rừng châu phi

4/ Tìm hiểu về mèo rừng Châu Âu

Nếu bạn nhìn một cách tổng quan thì có thể thấy rằng lũ mèo rừng Châu Âu này trông khá giống với mèo mướp nếu cái đứa mà bạn đang coi có màu lông xám, và chúng chỉ có thể dễ nhận ra là mèo rừng hơn khi ở các màu còn lại như nâu, đỏ.

Tuy nhiên những “dấu hiệu tabby” của chúng cũng sẽ không rõ ràng giống như mèo mướp, cụ thể như dấu ấn chữ M sẽ là các đốm đứt đoạn chứ không liền một mạch, các đường vằn trên người chúng tuy rõ ràng hơn mèo rừng châu Phi nhưng đúng ra vẫn chỉ là màu trơn, trừ phần sọc ở đuôi lại cực kỳ rõ ràng và đậm nét.

bán mèo rừng giá rẻ

Cũng giống như loài Châu Phi, lũ mèo này tuy cũng sống trong các khu rừng nhưng vẫn thường xuyên chạy xuống các khu vực gần nơi con người sinh sống để tìm thức ăn và vui chơi. Chính vì thế mà số lượng mèo rừng châu Âu lai với mèo nhà đã nhiều tới mức nhiều khi người ta không phân biệt nổi chúng có thực sự là mèo rừng hay không nếu chỉ nhìn vào đặc điểm ngoại hình.

Và cũng bởi lý do đó cộng thêm với một số mối đe dọa khác từ phía con người nên tới nay, số lượng giống mèo rừng châu âu thuần chủng cũng còn khá ít và thậm chí đã tuyệt chủng ở Anh Quốc.

bản đồ mèo rừng châu âu

Nếu như các giống mèo châu Phi, Châu Á hay Việt Nam có thể có cơ hội thuần hóa được nhưng đối với loài Châu Âu này thì chúng nổi tiếng là cứng đầu và bướng bỉnh. Chúng ghét bị giam hãm tại một không gian chật hẹp và sẵn sàng phá phách, thậm chí tấn công bạn để có thể chạy về với môi trường hoang dã của chúng, vì thế từ bỏ ý định nuôi giống mèo rừng châu âu này đi nhé.

5/ Tìm hiểu kỹ hơn về Mèo rừng Việt Nam

Một lần nữa Ngân lưu ý với bạn đọc rằng giống mèo rừng Việt Nam mà chúng ta thường quen gọi đó thực chất có tên gọi là mèo báo đốm (Prionailurus bengalensis) mới chính xác nha. Sở dĩ người ta gọi là mèo rừng vì đơn giản thường hay thấy nó ở trong rừng thôi.

Ngay như trong tên gọi tiếng anh của nó thì cũng đã thể hiện chúng không thuộc phân nhánh Felis, mà mèo rừng thì hiện nay người ta thống kê và cũng thống nhất chỉ nằm trong nhóm này. Vì thế nếu gọi chúng là mèo rừng thì không hoàn toàn chính xác nhưng cũng không tới nỗi ảnh hưởng gì, bạn có thể lưu lại bài viết này của Ngân rồi dẫn chứng cho bạn bè nha.

mèo rừng việt nam

Giống mèo báo này ở Việt Nam và các nước khu vực phía Nam sẽ thường có màu nâu vàng, còn ở các nước khu vực phía Bắc sẽ có màu xám để phù hợp với thời tiết khí hậu. Và mèo rừng Việt Nam cũng là giống thường bị nhầm lẫn nhất với mèo Bengal. Ngân để ý rằng thỉnh thoảng có bài post trên facebook bắt được mèo rừng thì rất nhiều bạn khẳng định đó là Bengal mặc dù không phải.

Điều này cũng dễ hiểu thôi bởi kích thước và ngoại hình của chúng giống hệt một con mèo nhà, mà Bengal thì cũng là mèo nhà. Hơn nữa màu lông cũng như các đốm đen của hai đứa này cũng gần giống hệt nhau. Và bạn có để ý không, tên tiếng anh của chúng cũng là bengalensis đó. Điều đó đơn giản là bởi chính loài này là tổ tiên của giống mèo Bengal mà :D.

Xem thêm: Mèo Bengal giá bao nhiêu? Mua ở đâu tại Hà Nội & Tp Hồ Chí Minh

Về hành vi và thức ăn thì chúng cũng không khác gì lũ mèo trên kia đâu nên bạn có thể kéo lên đọc thêm nha. Một lưu ý nữa cho bạn là giống mèo rừng Việt Nam này đã được đưa vào danh sách đỏ nên bạn tuyệt đối không giao dịch hay mua bán nha, nếu các cơ quan chức năng phát hiện ra bạn sẽ bị phạt đó.

mèo rừng con

Điều này nghe chừng cũng khó với nhiều con sen yêu thích bộ lông đặc biệt này nhưng lại không có tiền mua Bengal. Theo Ngân khảo sát thì những em mèo rừng này thường được bán lén lút với giá khá rẻ tại một số chợ chó mèo hà nội hoặc thành phố hồ chí minh, chỉ từ 1 – 2 triệu một em thôi. Nhưng nếu muốn mua bạn phải đặt trước rất lâu nữa, vì vậy tốt nhất bạn hãy lựa sang các dòng mèo khác để đảm bảo không vi phạm pháp luật cũng như góp phần bảo tồn giống mèo quý hiếm này nhé.

Trên đây là những gì Ngân tìm hiểu và tổng hợp được từ nhiều nguồn thông tin khoa học trên thế giới. Nếu có gì chưa chính xác, bạn hãy comment phía dưới góp ý dùm Ngân nha. Còn nếu bạn thấy bài viết ổn rùi thì nhớ rate 5 sao và like fanpage của Tindongvat.com nha nha!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *