Cua mặt trăng do là loại hải sản hiếm và khó tìm nên nhiều người sẽ cảm thấy lạ lùng khi nhìn thấy chúng. Với ngoại hình bắt mắt và chất lượng thịt ngon nên loài cua này được giới sành ăn khá ưa chuộng. Vậy cua mặt trăng có hiếm thật không? Giá bao nhiêu 1 kg? Làm món gì ngon?

I – Cua mặt trăng là cua gì?

Cua mặt trăng (Carpilius maculatus) hay còn gọi là cua chấm bi, cua đốm lớn là một chủng loài thuộc họ Carpiliidae. Đây là loài cua khá đặc biệt và dễ nhận biết bởi những đốm lớn có màu đỏ, tím hoặc hạt dẻ trên mai.

Vỏ mai cua mặt trăng tương đối nhẵn, cứng, dày và thường có màu kem hoặc hồng đất. 9 đốm lớn trên mai thường phân bổ theo bố cục 2 – 3 – 4 (2 ở phía gần chân sau, 3 ở giữa và 4 ở phía trước).

cua mặt trăng là cua gì

Ở độ tuổi trưởng thành loài cua này có thể rộng tới 18cm và trọng lượng có thể lên tới 1kg. Càng cua khá to & sức kẹp cũng tương đối lớn, do vậy cần chú ý để không bị kẹp vào tay.

Có 1 tương truyền về loài cua mặt trăng trên đảo Hawaii rằng: Ngày xưa có 1 vị thần do đói bụng nên cố gắng tóm lấy 1 con cua lớn để ăn, tuy nhiên trong quá trình bắt cua thì đã bị cua kẹp vào tay và để lại vết máu trên mai của chúng.

Lần đầu tiên vị thần tóm là ngay trước mặt cua nên để lại 4 dấu chấm phía trước. Khi cua chạy thoát thì tiếp tục bị tóm, nhưng lần này vị thần đã tóm vào giữa mình cua. Tới lần tiếp theo thì vị thần mới bắt được và tóm vào đuôi của cua.

Tìm hiểu thêm:Cua Pha Lê có phải là cua tuyết không?

II – Cua mặt trăng sống ở đâu? Có quý hiếm không?

Môi trường sống của cua mặt trăng thường là những rạn đá, nền san hô ở độ sâu từ 0 – 30 mét. Chúng thường được tìm thấy ở các đảo, quần đảo hoặc vùng biển khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Tại khu vực Châu Á, chúng xuất hiện chủ yếu ở Úc, Việt Nam, Campuchia , Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Singapore,….

Còn ở Việt Nam, bạn có thể tìm thấy cua mặt trăng ở một số nơi như đảo Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (BR-VT), đảo Lý Sơn,…

cua mặt trăng sống ở đâu

Do chưa có mô hình chăn nuôi nên chủ yếu ngư dân vẫn phải lặn biển để tìm và bắt cua mặt trăng. Chính vì vậy sản lượng cua cũng không quá nhiều, thậm chí phải vất vả lắm mới tìm được vài con trên cả hòn đảo.

Sản lượng đã ít như vậy cộng thêm với việc thương lái thường thu gom để mang về các khách sạn, nhà hàng sang trọng nên đôi khi người du lịch cũng rất hiếm khi mua được.

Ngay cả trên các thành phố lớn như Sài Gòn thì may mắn lắm mới tìm được cửa hàng còn cua mặt trăng. Nếu muốn ăn đôi khi phải đặt trước nhiều ngày.

III – Tập tính sinh sản của cua mặt trăng

Mùa sinh sản của cua mặt trăng bắt đầu từ tháng 10 cho tới tháng 1, 2 năm sau. Để bắt đầu giao phối, cua đực và cái sẽ tán tỉnh nhau qua khứu giác và xúc giác. Khi cua cái chuẩn bị lột xác, chúng sẽ tiết ra pheromone và cua đực sẽ cảm nhận được tín hiệu này.

cua mặt trăng sinh sản

Để xác nhận đối tác giao phối, cua đực sẽ ôm cua cái trong vòng vài ngày cho tới 1 tuần. Trong thời gian cua cái đang lột vỏ, cua đực sẽ thả ấu trùng tinh vào bên trong. Cua cái thụ tinh và giữ trứng ở dưới bụng. Khi ấu trùng trứng nở ra sẽ trôi theo dòng hải lưu và phát triển thành cua con..

IV – Cua mặt trăng ăn có độc không?

Do cua mặt trăng có ngoại hình tương đối đẹp nên khiến nhiều người lo lắng ăn vào sẽ bị ngộ độc. Tuy nhiên cho tới nay, chưa hề có báo cáo hay bằng chứng nào cho thấy trong thịt cua mặt trăng có độc.

cua mặt trăng ăn được không

Thế nhưng do là loài cua sinh sống về đêm, thức ăn chủ yếu của chúng là các loài ốc biển. Do đó đôi khi sẽ ăn nhầm phải những loài ốc có độc, từ đó có khả năng nhiễm chất độc vào thịt.

Nhưng bạn cũng đừng lo lắng, bởi tại Việt Nam chưa từng ghi nhận vụ ngộ độc nào liên quan tới loài cua này. Ngược lại cua mặt trăng luôn được coi là đặc sản hiếm với chất lượng thịt vô cùng ngon, ngọt thơm và nhiều dinh dưỡng.

Đừng bỏ qua:Cua mặt quỷ độc như thế nào?

V – Cua mặt trăng làm món gì ngon?

♦ Cua mặt trăng hấp

Món hấp luôn là cách chế biến giúp giữ trọn được hương vị của thực phẩm. Ngoài ra do cách chế biến vô cùng đơn giản, nhanh chóng, không cầu kỳ nên luôn được nhiều người ưa chuộng

Nguyên liệu:

  • Cua mặt trăng
  • Sả, nồi hấp

Cách chế biến:

  • Cua rửa sạch với nước. Sả đập dẹt đầu và xếp vào dưới đáy nồi hấp
  • Châm 1 bát tô nước vào nồi hấp và cho cua vào hấp trong khoảng 20 phút.
  • Thưởng thức với gia vị muối tiêu chanh hoặc nước sốt hải sản

cua mặt trăng hấp

♦ Cua mặt trăng rang muối

Với những người ưa thích hương vị đậm đà hoặc những người muốn ngồi lai rai cốc bia thì rang muối là sự lựa chọn hoàn hảo.

Nguyên liệu:

  • Cua mặt trăng
  • Muối, tỏi, gia vị, chanh, đường, tôm khô

Cách chế biến:

  • Cua rửa sạch với nước. Bóc tách vỏ mai và loại bỏ yếm cùng các chất bẩn bên trong. Càng đập dập & chặt đôi cua để dễ chế biến.
  • Ướp cua với muối, hạt nêm trong khoảng 10 phút. (có thể cho thêm tiêu, ớt tùy khẩu vị)
  • Chiên cua cho vàng đều rồi vớt ra để ráo.
  • Rang tôm khô với muối, tiêu, đường, hạt nêm khoảng 10 phút. Sau đó cho vào máy xay xay nhuyễn.
  • Phi tỏi, hành tây cho thơm rồi cho cua đã chiên vào đảo cùng khoảng 2 phút. Sau đó cho hỗn hợp tôm khô đã xay nhuyễn vào đảo thêm trong 5 phút nữa.

Xem ngay:Cua Đinh là con gì? Có phải Ba Ba không?

VI – Cua mặt trăng giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Mặc dù sản lượng cua không lớn & khá hiếm để bắt được. Tuy nhiên giá cho mỗi cân cua mặt trăng lại không quá cao, trung bình dao động từ 300.000 – 500.000 VNĐ/kg.

giá cua mặt trăng

Bạn có thể tìm mua cua tại các chợ ven biển ở đảo Phú Quý, Côn Đảo, Lý Sơn hoặc tại các cửa hàng chuyển hải sản tại khu vực sinh sống.

Mong rằng bài viết giới thiệu về loài cua mặt trăng của Ngân đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nhớ like, share và rate 5 sao bài viết nha.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *